TẤT TẦN TẬT CÁCH MẶC VÀ CHỌN TÃ CHO BÉ

Hiện nay, bỉm hay tã trở thành đồ dùng cần thiết và tiện dụng cho bé yêu. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách sử dụng sao cho đúng, chúng tôi sẽ mách với mẹ bí quyết dùng bỉm cho bé đúng cách nhé!

1. Mặc bỉm đúng quy cách

Đối với tã dán:

– Mở tã và dựng vách chống tràn lên trước khi mặc cho bé.

– Chọn chỗ thay tã thích hợp: vị trí bé không thể lăn, và bạn cũng dễ dàng khi giữ bé. Vì cơ lưng của bé lúc này vẫn còn dễ bị tổn thương.

– Nâng phần mông bé lên, đặt tay lên phần vách chống tràn bên trong tã để nâng và kéo tã lên khỏi rốn bé. Đảm bảo rằng tã phải vừa khít, che phủ toàn bộ mông bé. Đối với bé trai khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài.

– Ấn cạnh của tã xuống và kéo miếng băng dán qua. Đảm bảo 2 bên phải cân đối trước khi dán lại.

– Dán chặt miếng băng dán và ấn nhẹ ở phía sau để miếng băng dán cố định (Băng dán có thể dán lại nhiều lần).

– Dùng tay để điều chỉnh các mép của rãnh chống tràn xung quanh đùi dựng lên và đảm bảo rằng tã che phủ toàn bộ mông bé.

Đối với tã quần:

– Có thể mặc cho bé khi bé nằm hoặc đứng. Quy cách mặc giống như mặc quần.

– Tuy nhiên, cần căn chỉnh tư thế bỉm và kiểm tra vách chống tràn hai bên cho bé.

Lưu ý: Dù mặc tã dán hay tã quần cho bé, mẹ cũng nên kiểm tra vách chống tràn để đảm bảo nước tiểu không bị trào ra ngoài.

Mặc bỉm đúng quy cách

2. Chọn bỉm đúng size

– Chọn đúng kích cỡ của bé và trên mỗi sản phẩm tã bỉm đều ghi rõ thông số về size và cân nặng phù hợp.

+ Size S: từ 4 đến 8kg

+ Size M: từ 6 đến 11kg

+ Size L: từ 9 đến 14kg

+ Size XL: từ 12 đến 17kg

+ Size XXL: từ 15 đến 25kg

– Nếu bé có vòng đùi hoặc vòng bụng to hoặc nhỏ hơn so với mức thông thường, mẹ có thể lựa chọn cỡ bỉm lớn hơn để phù hợp.

– Đối với bé trai, tã thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

– Đối với bé gái, tã thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí bé có thể tiểu nhiều nhất.

Mặc điểm đúng size

3. Thường xuyên thay bỉm cho bé

– Không để đến khi tã ướt sũng, nước tiểu trào ra ngoài, bé khó chịu khóc thét thì mới thay tã cho bé. Điều này cực kỳ làm ảnh hưởng đến bé. Đó là nguyên nhân dễ gây dị ứng, mẩn ngứa, hăm da, viêm nhiễm đường tiết niệu…cho bé.

– Thời gian thay tã hợp lý cho trẻ sơ sinh là từ 3 – 4 tiếng, bé lớn hơn là 4 – 6 tiếng. Trong trường hợp bé ị thì cần thay tã ngay lập tức, tránh để bé cảm giác bức bối, khó chịu.

– Tuyệt đối không sử dụng lại bỉm cũ cho bé.

Phải thường xuyên thay bỉm cho bé

4. Vệ sinh khi thay bỉm

– Nên vệ sinh cho bé bằng khăn xô mềm, sạch sẽ, nhất là vệ sinh cho bé gái. Khi bé đi đại tiện, nên vệ sinh bằng nước ấm. Như vậy bé sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Đây cũng là cách phòng chống các loại vi khuẩn gây hại cho làn da mỏng manh của bé.

– Chỉ khi nào đi chơi xa hay cấp thiết lắm, ba mẹ hãy dùng khăn ướt lau cho bé. Nếu thấy mông bé có hiện tượng hăm đỏ, không nên dùng giấy ướt lau cho bé nữa, nếu không sẽ càng khiến bé bị hăm nhiều hơn.

 Lưu ý: sau khi rửa vệ sinh, nên lau khô và bôi một lớp kem chống hăm mỏng trước khi mặc tã cho bé nhé.

Phải vệ sinh khi thay bỉm cho bé

5. Sử dụng kem hay phấn chống hăm

– Kem chống hăm hay phấn thơm là sản phẩm cần thiết và luôn song hành cùng tã bỉm. Đây là màng chắn hiệu quả ngăn cản da tiếp xúc với nước tiểu. Nhờ vậy, da bé sẽ được bảo vệ trong suốt thời gian đóng bỉm. Nên lựa chọn sản phẩm chất lượng và phù hợp với làn da mỏng của bé nhé!

Sử dụng phấn chống hăm cho bé

– Dù bỉm rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng, nhưng khi bé đã được tối đa 3 tuổi, nên bắt đầu giúp bé ngưng việc sử dụng bỉm. Vì mặc bỉm trong thời gian dài khiến bé bị hầm nóng, bức bối và dễ bị hăm. Mà lâu ngày còn khiến bé không quen với việc đi tiểu tự chủ.

Hy vọng rằng những bí quyết nhỏ chia sẻ với mẹ trên đây sẽ giúp mẹ biết cách dùng tã, bỉm đúng cách cho bé. Chúc mẹ thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *